Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Ukaine trước những manh nha và tham vọng của Moscow.
----------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Tại Hội nghị cấp Ngoại trưởng, vào ngày 1 và 2 tháng 4 nhằm trả đũa cho việc chiếm cứ Crimea, NATO đã đi đến quyết định ngừng một số hợp tác với Nga. Theo dự trù trong năm nay Ukraine sẽ tập trận 8 lần với khối Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngoài ra lãnh đạo Kiev đang vận động để được tham gia trực tiếp cùng với NATO. Tuy nhiên, nếu muốn làm được việc nầy trước tiên họ phải tu chính hiến pháp, bởi vì theo tinh thần của bản hiến pháp 1992, Ukraine không thể gia nhập NATO.

 


Đứng trước áp lực Moscow, chính quyền Kiev sẽ không còn lựa chọn nào khác hơn, ngoại trừ gia nhập NATO để được bảo bọc. Đúng như tinh thần trong lời phát biểu của Tổng thống Obama, rằng: “NATO là cơ sở bảo đảm cho an ninh chung và liên minh hiệu quả nhất trong lịch sử nhân loại”. Xét cho cùng, lời đánh giá của Tổng thống Obama dĩ nhiên phải đúng, vì hơn ai hết ông là người đầu tiên nắm vững khả năng của NATO. Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình kinh kế Âu Châu bị suy thoái, trong đó kể cả Hoa Kỳ ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, vì thế sự hiện diện quân sự cũng giảm thiểu giống như trường hợp các thành viên Âu Châu không thể gia tăng kinh phí để đáp ứng nhu cầu NATO. 

 

Trước những nhiễu nhương tại Crimea, Tổng thư ký khối NATO; ông Ander Fogh Rasmussen đã lên tiếng rằng “Nga Sô đã hoàn toàn vi phạm luật lệ thế giới mà chính Moscow đã đồng ý trước đây”. Do đó, yêu cầu Nga Sô phải thực thi những điều kiện và điều lệ mà luật quốc tế đưa ra. Dĩ nhiên, nếu Điện Cẩm Linh không thực thi những điều kiện ấy NATO sẽ có những biện pháp chế tài.  

 

Trong quá khứ ở thời kỳ chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã dồn nỗ lực vào Châu Âu, gồm có những đơn vị chủ lực được huấn luyện tinh nhuệ để đáp ứng nhu cầu Tây Âu khi cần thiết. Với quân số trên 400,000 lính và phương tiện đầy đủ, Mỹ có thể đáp trả lại lực lượng Warsaw Pact của Liên bang Sô viết lúc bấy giờ một cách hiệu quả và nhanh chóng. Khác với trước kia, hiện nay quân số của Mỹ tại Châu Âu chỉ còn lại 65,000, với tổng số 35 chiếc C130 loại vận tải, 142 chiếc phản lực chiến đấu và 15 máy bay tiếp liệu. So sánh trước kia khi chiến tranh lạnh chấm dứt Mỹ có trên 800 máy bay chiến đấu và hệ thống tiếp liệu đầy đủ. Cộng thêm có 9 căn cứ của Mỹ tại Âu Châu cùng rất nhiều hàng không mẫu hạm trên vùng Địa Trung Hải. Ngày nay, không gian và mặt nước ấy thiếu vắng tiếng động cơ gào thét như xưa.  

 

Như thế, sự hạn chế về nhân lực và phương tiện cũng như khả năng chiến đấu, liệu rằng khi con gấu miền Bắc cực (Nga Sô) trở mình, Hoa Kỳ có thể đáp trả lại một cách hiệu quả? Phải chăng đây chính là nguyên nhân và động lực để Crimea vụt mất ra ngoài tầm tay của Ukraine?

 

Tác động của lệnh trừng phạt:

 

Trong những năm gần đây, Hoa Thịnh Đốn và Điện Kremlin trong quan hệ ngoại giao không mấy mặn nồng. Đến nay khi ván bài Crimea lật ngửa, lệnh trừng phạt Nga Sô được Hoa Kỳ áp dụng và các nước Âu Châu hưởng ứng (?). Lệnh trừng phạt là vũ khí đầu tiên dành cho những quốc gia “cứng đầu” như Nga Sô hiện nay chẳng hạn. Trước hết, những biện pháp sau đây được cụ thể trong việc trừng phạt:

 

- Loại bỏ Nga ra khỏi khỏi khối thịnh vượng chung G-8;

- Hủy bỏ các cuộc thực tập quân sự giữa Nga và NATO.

- Không đi du lịch Nga Sô.

- Phong tỏa tài sản của những giới chức Nga Sô ủng hộ kế hoạch tách rời Crimea ra khỏi Urkaine.

- Không mua dầu thô, khí đốt của Nga.

- Và v.v..

 

Trên đây là những biện pháp điển hình của giai đoạn đầu mà Hoa Kỳ và các nước Âu Châu đưa ra lệnh trừng phạt đối với Nga Sô. Tuy nhiên, để nhìn một cách chi tiết, chúng ta thử đơn cử những tác động trong việc trừng phạt nầy:

 

Trước hết, khi tình hình chính trị bất ổn việc đầu tiên ảnh hưởng là thị trường chứng khoán sẽ tụt dốc. Điều nầy đã liên tục xảy ra cho thị trường chứng khoán Nga Sô, kể từ khi lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và khối Âu Châu đưa ra. Theo sau nữa thị trường dầu thô và khí đốt của Nga không có người mua và đã giảm xuống 82%, như thế nền kinh tế Nga đang trên đường rơi xuống vực thẳm, nếu lệnh trừng phạt kéo dài.

 

Dĩ nhiên, khi kinh tế Nga Sô tụt dốc, nền kinh tế của Hoa Kỳ và các nước Âu Châu cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt các nước Âu Châu lệ thuộc vào khí đốt của Nga rất nhiều. Do đó, Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đã tuyên bố rằng Âu Châu không đạt được sự đồng thuận trong vấn đề trừng phạt Nga Sô. Riêng đối với Mỹ, công ty Boeing đã phải nhập cảng chất titan của Nga hằng năm. Như thế nếu lệnh trừng phạt Nga sô kéo dài, rồi đây khối Âu Châu sẽ lấy khí đốt ở đâu mà chi dùng. Trong khi đó hiện nay họ đã nhập cảng từ Nga sô hằng năm lên đến 38% khí đốt và 29% dầu thô. 

 

Để đối đầu với lời cáo buộc của Tổng thư ký NATO, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Lực lượng NATO tiếp tục tăng quân số hiện diện vùng Đông Âu. Hành động nầy NATO đã vi phạm hiệp ước ký kết giữa Nga Sô và NATO vào năm 1997. Ngoài ra, Tổng thống Putin đưa ra chiến lược “tìm cái chết trong cái sống”. Nghĩa là mặc dầu Nga Sô cần bán dầu thô và năng lượng, nhưng ông vẫn áp dụng biện pháp siết chặt chính quyền lâm thời Kiev bằng cách đòi nợ và thay đổi phương cách giao dịch năng lượng với chính quyền Ukraine qua hình thức tăng giá khí đốt lên gấp đôi. Đồng thời Tổng thống Putin lại còn đòi trả tiền trước sau đó mới cho xuất hàng, cũng như đòi hỏi Kiev phải trả hết nợ trước đây rồi mới có thể mua tiếp. Chưa hết, chẳng những riêng chỉ Ukraine cần khí đốt mà cả khối Châu Âu cũng phải có nhu cầu nguyên liệu từ Nga. Chính vì thế Tổng thống Putin còn cho biết rằng Nga Sô sẽ khóa lại các ống dẫn dầu sang các quốc gia như Đức, Pháp, Y, Ba Lan, Hungary, trước khi Châu Âu áp dụng kế hoạch trừng phạt.

 

Điểm thứ 2 không kém phần quan trọng. Nga hiện nay là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, có quyền góp phần trong việc giải quyết các xung đột trên thế giới, chưa kể đến Nga Sô thuộc trong nhóm P5+1 với Iran, là người bỏ phiếu thuận trong việc đòi hỏi Syria hủy bỏ vũ khí hạt nhân. Như thế, việc trừng phạt Nga Sô sẽ không thể mang tính lâu dài, cho dù Nga không trao trả Crimea hoặc xua quân tiến chiếm Urkaine.

 

Thứ 3, NATO trên danh nghĩa và thực tế là “lực lượng đảm bảo an ninh chung và liên minh hiệu qủa nhất trong lịch sử nhân lọai” theo như lời Tổng thống Obama đề cập. Thế nhưng vai trò của NATO chưa thực tế. Lý do, Lực lượng NATO không còn đối lực vì khối Warsaw Pact đã giải tán do bởi bối cảnh lịch sử. Và nữa, với sự cắt giảm ngân sách dành cho NATO của Hoa Kỳ và sự hiện diện quân sự Mỹ tại Âu Châu cũng như sự đóng góp của những quốc gia thuộc thành viên, NATO ngày nay bị giới hạn. Giả thuyết rằng, nếu Nga tiếp tục tiến chiếm Urkaine liệu rằng lực lượng NATO có trực tiếp chống lại Nga hay vẫn phải đi theo con đường trừng phạt kinh tế, trong khi chúng ta đang sống và sinh hoạt trong một thế giới được gọi là toàn cầu hóa. Do đó, mọi sinh hoạt từ kinh tế đến chính trị đều liên hệ giữa quốc gia nầy đến quốc gia khác. Vì thế mọi trừng phạt dành cho Nga Sô đều tạo nên sự ảnh hưởng 2 chiều.

 

Sự nhượng bộ của Tây Phương.

 

Như trên chúng tôi đã phân tích về hậu qủa của trừng phạt đã gây nên tác động 2 chiều, ngay trong lúc nầy khối Âu Châu vẫn chưa đạt được đồng thuận, vì nhu cầu khí đốt và lợi ích của mỗi quốc gia. Do đó, Tổng thống Obama không thể làm người lữ hành cô độc đi trong sa mạc, nếu không có sự hậu thuẫn của Âu Châu. Chính vì lý do ấy nên Bạch Ốc gần như nhượng bộ nên đã không đề cập đến vấn đề Crimea nữa, mà chỉ đòi hỏi Nga Sô rút quân ra ngoài biên giới của Ukraine. Đổi lại việc trừng phạt Nga Sô ở mức độ hạn chế. Tuy nhiên, để chứng tỏ cho sự quyết tâm cùng đồng minh Kiev, Tổng thống Obama đã cử Phó Tổng Thống Biden viếng thăm Kiev và ra lịnh 175 Thủy Quân Lục Chiến tại trại Lejeune, thuộc tiểu bang North Carolina khởi hành đến Romania tăng viện thêm cho lực lượng NATO tại đây, với mục đích ngăn chận tình trạng căng thẳng khi quân đội Nga Sô đang tiến gần đến biên giới Ukraine.

 

Từ Ukraine đến Việt Nam.

 

Nhìn từ bức tranh Ukraine có người sẽ đặt câu hỏi: Liệu rằng Việt Nam chúng ta có bị ảnh hưởng gì bởi luồng gió Crimea? Đây là câu hỏi thích thú chúng ta cần xét trên 2 phương diện vừa tiêu cực lẫn tích cực:

 

a, Tiêu cực: 

Như trên chúng tôi có đề cập, ở thời điểm thế kỷ 21 mọi quốc gia đều chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, Việt Nam cũng không thoát ra sự suy thoái và ảnh hưởng trong sự tranh chấp giữa Nga Sô cùng các nước Tây Phương. Một điểm khác, sỡ dĩ khi Crimea sát nhập vào Nga mang tính hợp pháp do 2 yếu tố: Một là tính dân chủ qua lá phiếu của những người gốc Nga đòi sát nhập, hai là “sức mạnh” của Nga sô mang tính quyết định và không nhượng bộ. Đây là vấn đề then chốt và cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam sau nầy, nếu chúng ta tiếp tục cho người Trung Quốc sang định cư, những làng “Trung Quốc” được thành lập trên các tỉnh thành Việt Nam, rồi đây ở một tương lai không xa họ sẽ hợp thức hóa qua hình thức bỏ phiếu đòi sát nhập vào Trung Quốc. Đó chính là tham vọng của Mao Trạch Đông đã từng ấp ủ như lời cựu Bí thư Lê Duẫn đã từng nhắc đến.

 

 b, Tích cực:

 

Sự trừng phạt của Hoa Kỳ cùng Âu Châu đã đưa Nga Sô đến tình trạng tụt dốc trên nhiều mặt. Để khỏi lệ thuộc, Nga sô đã đi tìm một biên cương mới trên thị trường Á Châu. Trong đó Việt Nam là quốc gia không ngọai trừ. Trong bài bình luận về chuyến thăm Việt Nam vào ngày 15-16 tháng 4 vừa qua, tờ Economist có nhấn mạnh đến vai trò của Nga trước sự tranh chấp cùng Trung Quốc trên Biển Đông. Ngoại Trưởng Nga, ông Seigei Lavrov nhấn mạnh rằng Nga rất coi trọng vị trí chiến lược của Việt Nam bởi sự lợi ích của nước Nga trên vùng biển Đông lớn hơn cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân trong việc ký kết tăng cường hợp tác song phương giữa ông Ngoại Trưởng Lavrov cùng Bộ trưởng Phạm Bình Minh trong ngày 16/4 tại Hà Nội về vấn đề an ninh quốc phòng và năng lượng. Ngoài ra, Chủ tịch tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga, ông Igor Sechin cũng đã viếng thăm vịnh Cam Ranh, nơi nhận lãnh 2 trong số 6 tiềm thủy đỉnh mà Nga Sô đã đồng ý bán lại cho Việt Nam.

 

Đứng trước những diễn biến tại Ukraine, các nhà phân tích thời cuộc cho rằng Hoa Kỳ vì bận tâm đối phó với Nga Sô nên đã bỏ quên Châu Á Thái Bình Dương. Dự đoán trên hoàn toàn không chính xác. Do bởi, chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ trên Biển Đông đã được thông qua và tiến hành cho dù diễn biến bất cứ nơi nào xảy đến. Hơn nữa, Hoa Kỳ sẽ không thể để Châu Á Thái Bình Dương bị vụt mất về tay Trung Quốc đánh mất quyền lợi và ảnh hưởng của Mỹ như trường hợp Crimea. Chính vì lý do ấy, cho nên Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã tái khẳng định trong cuộc phỏng vấn cùng báo chí rằng: “ Cho dù khủng hoảng Ukraine và chi tiêu quốc phòng cắt giảm, nhưng trọng điểm chiến lược tại Châu Á Thái Dương của Hoa Kỳ vẫn không thay đổi và giữ vững lập trường một cách nghiêm túc”. Ông tiếp theo: “ Chúng tôi đã triển khai thêm 334,000 binh sĩ, 285 tàu chiến, 2,000 chiến đấu cơ thường trực tại Châu Á TBD, chưa kể những lực lượng Hải, Lục, Không Quân ở khắp các căn cứ từ Nhật Bản cho đến Hawaii sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào cần đến.  Đây chính lực lượng lớn nhất toàn cầu hiện nay của chúng tôi. Do đó, nếu có ai đó cho rằng Hoa Kỳ rút quân thì quả thật đây là quan điểm của những người bịt mắt”.

 

Tóm lại, trên thế giới hiện nay theo tầm nhìn của những nhà chiến lược cho thấy Nga Sô, Trung Quốc và Iran sẽ trở thành đồng minh chiến lược. Trong đó Nga Sô sẽ bắt đầu cho một bắt đầu của sự hình thành Liên Bang Sô Viết thứ hai. Iran muốn chiếm địa vị độc tôn thao túng Trung Đông tranh giành ảnh hưởng với Tây Phương, và Trung Quốc cho rằng Á Châu sẽ làm chủ bởi người Đại Hán. Tất cả tham vọng ấy trở thành hiện thực hay không còn tuỳ thuộc vào chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ cùng sự liên kết của những quốc gia Âu Châu và thành viên trong khối NATO, cùng Cộng Đồng Á Châu, như: Nhật Bản, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Thái Lan./. 

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Chiến Tranh Hay Hòa Bình Với Trung Quốc. (20-05-2014)
    Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi.  (13-04-2014)
    Có những mùa xuân không thể quên. (11-03-2014)
    Sự Đào Thải Trong Kế Hoạch “Vùng Nhận Dạng Phòng Không “của Bắc Kinh. (15-02-2014)
    Tiếng gọi Hoàng Sa (20-01-2014)
    Văn hóa, sản phẩm của con người (22-12-2013)
    Đông Nam Á trước trục xoay Hoa Kỳ (09-11-2013)
    Thế là anh Văn cũng đã ra đi! (15-10-2013)
    Campuchia có cần một chính khách như Sam Rainsy? (26-09-2013)
    Lòng tin chiến lược cho phát triển (26-09-2013)
    Damascus điểm chưa dừng của Bạch Cung (13-09-2013)
    Chuyến thăm lịch sử (27-07-2013)
    Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp (12-07-2013)
    Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc (02-06-2013)
    Bình Nhưỡng trước nguy cơ và đối lực của Hoa Kỳ (12-05-2013)
    Đục-trong mẹ hát cháy lòng! (17-04-2013)
    Ai nắn gân ai: Trung Quốc hay Nhật Bản? (11-04-2013)
    Liên Minh Phòng Thủ Á Châu (25-02-2013)
    Châu Á Trước Tác Động Của Bắc Kinh (25-01-2013)
    Chặn đường thứ hai của Tổng thống Obama (13-12-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152738286.